Tủy răng là gì? Cấu tạo và tác dụng của tủy răng

Tủy răng là bộ phận quan trọng của răng, được bảo vệ bỏi men răng và ngà răng, bộ phần này có cấu trúc rất phức tạp với nhiệm vụ nuôi dưỡng và giúp răng cảm nhận được các kích thích từ bên ngoài, vậy tủy răng là gì?, cùng nha khoa Sky tìm hiều nhé.

Tủy răng là gì?

Tủy răng là lớp trong cùng của răng, chứa các thần kinh, mạch máu, tế bào chuyên biệt và mô liên kết, có nhiệm vụ cung cấp chất dinh dưỡng cho răng. Hiểu một cách đơn giản, tủy răng là yếu tố giúp răng tồn tại

Các lớp bên ngoài như ngà răng, men răng giúp bảo vệ tủy răng khỏi nguy cơ nhiễm trùng do vi khuẩn có trong miệng. Khi các lớp bên ngoài bị bào mòn do sâu, nứt hoặc nghiến răng khiến phần tủy bên trong lộ ra, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập, gây viêm nhiễm trùng.

Vị trí của tủy răng

Tủy răng là 1 khối mô liên kết nằm ở trung tâm của răng, ngay bên dưới lớp ngà. Đây được xem là 1 phần của phức hợp “Ngà – Tủy”, 2 mô này có liên quan chặt chẽ và phụ thuộc vào nhau

Vị trí của tủy răng
Vị trí của tủy răng

Cấu tạo tủy răng

Tủy răng là một khối mô liên kết, có nhiều mạch máu ở trong buồng tủy, trong tủy răng chứa:

  • Dây thần kinh
  • Mạch máu
  • Nguyên bào ngà
  • Nguyên bào sợ
  • Tế bào mô
  • Đại thực bào
  • Tế bào mast
  • Tế bào plasma

Tủy nằm gọn trong khoang tủy. Khoang tủy có 3 phần chính gồm:

  • Buồng tủy: Phần chính phía trên, nằm trong thân răng
  • Sừng tủy: Phần mở rộng của buồng tủy cuộn tròn về phía bề mặt nhai của răng
  • Ống tủy chân răng: Phần mở rộng của buồng tủy đi dọc theo chiều dài của chân răng đến tận chóp răng

Tủy răng có màu gì?

Tủy răng chứa các mạch máu và dây thần kinh nên có màu đỏ hồng và hình dạng tương tự như hình răng thu nhỏ

Quá trình hình thành tủy răng

Tủy răng phát triển qua những giai đoạn sau:

  • Giai đoạn nụ
  • giai đoạn chỏm
  • giai đoạn chuông
  • Giai đoạn tạo thân răng
  • Giai đoạn răng mọc

Từ tuần thứ 6 của thai kỳ răng bắt đầu có dấu hiệu phát triển. Biểu mô miệng nhân lên và bắt đầu xâm lấn đến tế bào ngoại trung mơ tạo nên lá răng. Nụ răng lúc này hình thành và có nguồn gốc tư lá răng.

Nụ răng tiến triển thành chỏm răng khi biểu mô tạo men. Khi men đạt đến giai đoạn chuông và trong quá trình hành thành mô cứng, nhú răng lúc này bắt đầu xuất hiện dạng cấu trúc điển hình. Những tế bào ngoại trung mô dần ngưng tụ và tạo nhú răng. Cùng với biểu mô men, nang và nhú răng góp phần tạo nên mầm răng.

Nhú răng được xem là nguồn gốc của tủy răng. Trải qua quá trình phân chia, biệt khóa khiến tế vào ngoại vi của nhú răng trở thành nguyên bào ngà. Phần tế bào nhú răng đa phần là những tế bào trung mô dạng hình sao, chưa biệt hóa và có mật độ cao. Ở cuối giai đoạn chuông, nhánh động mạch xương ổ phát triển đến nhú răng và phân chia thành những động mạch nhỏ. Sau đó phát triển một hệ mao mạch nằm ở khu vực ngoại vi của nhú răng.

Ở giai đoạn tạo ngà, mầm răng dạng chuông phát triển lớn dần và có hình dạng của 1 thân răng. Nhờ sự tăng sinh của tế bào, nhú răng dần lớn lên. Tuy nhiên, thể tích nhú răng cũng giảm dần do lớp ngà phát triển dày lên. Mô nhú giai đoạn này cũng tăng sinh theo chiều dài của chân răng và bị thu hẹp. Có thể hiểu đơn giản, tủy răng là 1 nhú răng trưởng thành.

Xquang giúp bác sĩ nha khoa chuẩn đoán được tủy răng
Xquang giúp bác sĩ nha khoa chuẩn đoán được tủy răng

Tủy răng có tác dụng gì?

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, tủy răng còn nguyên vẹn có khả năng chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn tốt hơn răng không còn tủy. Ngoài ra, tủy răng còn có những tác dụng như:

  • Nuôi dưỡng và tái tạo ngà răng: tủy răng có chức năng nuôi dưỡng và tái tạo ngà răng. Trong khi ngà răng hỗ trợ men răng (lớp cứng bên ngoài) bảo vệ tủy răng
  • Chức năng thần kinh: các dây thần kinh trong tủy răng giúp cảm nhận và dẫn truyền cảm giác khi có những kích thích tác động. Các cảm giác thường gặp gồm ê buốt, đau, khó chịu.
  • Chức năng bảo vệ răng: chức năng này được thực hiện qua quá trình tái tạo ngà và đáp ứng miễn dịch, duy trì sự khỏe mạnh của răng.
  • Chức năng miễn dịch khá hiệu quả: các tế bào miễn dịch trong tủy răng giúp phát hiện và ngăn sự xâm nhập của vi khuẩn.
  • Chức năng dinh dưỡng: tủy răng chứa các mạch máu giúp nuôi dưỡng những thành phần của phức hợp ngà – tủy, giảm độ giòn, giữ ẩm và bảo vệ răng chắc khỏe.

Các bệnh lý tủy răng thường gặp

Bệnh tủy răng là tình trạng khá phổ biến, chủ yếu do sâu răng gây ra. Sâu răng không điều trị sớm, vi khuẩn trong miệng sẽ xâm nhập vào lỗ hở ở răng gây bệnh. Ngoài ra, có thể kể đến một số yếu tố khác ảnh hưởng đến tủy răng như sau:

  • Viêm quanh chóp răng, viêm tủy do khuẩn.
  • Nhiễm độc các hóa chất như chì, thủy ngân làm hỏng men răng.
  • Chấn thương mạch máu nuôi tủy răng.
  • Mẻ hoặc nứt răng.
  • Nhiệt độ thay đổi đột ngột.
  • Điều trị nha khoa sai cách.
  • Vôi hóa tủy.

Tủy răng tổn thương sẽ gây các bệnh gồm:

1. Viêm tủy có hồi phục

Viêm tủy có hồi phục là giai đoạn đầu của bệnh. Ở giai đoạn này, răng có triệu chứng ê buốt khi ăn thức ăn quá lạnh hay quá nóng. Song, triệu chứng này sẽ biến mất khi dừng ăn. Tình trạng viêm chủ yếu do sâu răng. Phát hiện viêm tủy sớm sẽ giúp việc điều trị trở nên dễ dàng.

2. Viêm tủy không hồi phục

Tình trạng viêm ở giai đoạn này làm tổn thương tủy hoàn toàn, răng không thể phục hồi như ban đầu. Người bệnh đau dữ dội khi ăn thức ăn quá lạnh hoặc quá nóng. Cơn đau kéo dài và thường lan sang các vùng khác.

3.  Viêm tủy cấp

Người bệnh có các cơn đau kéo dài. Đau cả khi đang thư giãn, nghỉ ngơi. Cơn đau khó chịu hơn khi người bệnh ăn những món quá lạnh, quá nóng hoặc thức ăn rơi trúng vùng răng viêm. Cơn đau có thể xuất hiện từng đợt hoặc liên tục, thậm chí nghiêm trọng hơn khi viêm sinh mủ. Viêm tủy cấp làm người bệnh khó chịu, mệt mỏi, giảm chất lượng cuộc sống.

4. Viêm tủy mạn tính

Cơn đau xuất hiện ở viêm tủy mạn tính thường kéo dài nhiều giờ. Ở một số trường hợp, cơn đau chỉ nhẹ thoáng qua khi người bệnh đang nhai thức ăn.

5. Hoại tử tủy

Hoại tử tủy là tình trạng tủy răng không còn nguyên vẹn. Ở tình trạng này, người bệnh không còn cảm thấy đau hoặc khó chịu. Nếu không được điều trị, hoại tử tủy có thể dẫn đến áp xe (tụ mủ bên trong răng và các mô xung quanh). Loại nhiễm trùng này có thể lan sang các khu vực khác trong miệng và cơ thể.

6. Vôi hóa tủy

Một số người xuất hiện và phát triển các vùng vôi hóa trong tủy răng. Những nguyên nhân phổ biến thường do quá trình lão hóa tự nhiên và chấn thương răng.

Ít phổ biến hơn, một số tình trạng sức khỏe có thể làm tăng nguy cơ vôi hóa tủy răng, bao gồm:

  • Bệnh thận.
  • Bệnh tim.
  • Bệnh Paget xương.
  • Bệnh cường cận giáp.
  • Hội chứng loạn sản ngà răng, một rối loạn di truyền ảnh hưởng đến răng.
  • Bệnh gout.
  • Sự hình thành ngà răng không hoàn chỉnh (rối loạn phát triển răng).

Trong nhiều trường hợp, vôi hóa tủy răng không cần điều trị. Tuy nhiên, nếu răng vôi hóa có dấu hiệu nhiễm trùng, người bệnh sẽ phải điều trị tủy, thậm chí nhổ răng.

Để kiểm tra tình trạng tủy răng, bác sĩ chuyên khoa răng hàm mặt sẽ sử dụng kết hợp các xét nghiệm gồm:

  • Kiểm tra tủy răng: bằng cách sử dụng nhiệt độ lạnh để kiểm tra tình trạng của tủy răng. Trong quá trình này, bác sĩ sẽ bôi 1 chất lạnh lên các vùng khác nhau trong miệng và yêu cầu người bệnh đánh giá mức độ đau theo thang điểm từ 1 – 10. Ngoài ra, bác sĩ cũng sẽ đo xem ở thời gian đầu, người bệnh mất bao lâu để cảm thấy khó chịu, cũng như mất bao lâu để cảm giác này biến mất.
  • Chụp X-quang nha khoa: bên cạnh thực hiện kiểm tra tủy răng, bác sĩ cũng sẽ chụp X-quang răng người bệnh. Phương pháp này giúp bác sĩ nhận biết liệu nhiễm trùng có lan sang các khu vực khác hay không.

Lưu ý giúp bảo vệ, phục hồi tủy răng

Cách hiệu quả nhất để giảm nguy cơ mắc viêm tủy, hoại tử tủy là chăm sóc, vệ sinh răng miệng đúng cách. Các lưu ý gồm:

  • Đánh răng ít nhất 2 lần/ngày, mỗi lần tối thiểu 2 phút. Lựa chọn bàn chải lông mềm, kem đánh răng chứa fluoride .
  • Làm sạch kẽ răng mỗi ngày bằng chỉ hoặc tăm nha khoa, bàn chải kẽ răng ít nhất 1 lần/ngày
  • Đến gặp bác sĩ chuyên khoa răng hàm mặt để kiểm tra và cạo vôi răng định kỳ 6 tháng/lần.
  • Đeo dụng cụ bảo vệ miệng vào ban đêm nếu bạn có thói quen nghiến răng khi ngủ.
  • Uống nhiều nước.
  • Người từng điều trị tủy nên hạn chế ăn thực phẩm cứng, quá nóng hoặc quá lạnh.

Tủy răng là lớp trong cùng của răng, chứa các dây thần kinh và mạch máu. Tủy được bảo bọc bởi men răng và lớp ngà. Tuy nhiên, sâu răng hoặc chấn thương răng có thể làm lộ tủy gây nhiễm trùng. Do đó, ngay khi có dấu hiệu sâu răng, ê buốt, viêm nhiễm, người bệnh nên đến bác sĩ chuyên khoa răng hàm mặt để kiểm tra và điều trị sớm.

Liên hệ Chuyên khoa răng hàm mặt với đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm, hệ thống trang thiết bị, máy móc hiện đại, dịch vụ chăm sóc sức khỏe tận tâm, giúp bạn phát hiện và điều trị kịp thời những vấn đề răng miệng để được tư vấn và hỗ trợ!

0866.15.6666
Liên hệ